Nếu muốn con đạt chiều cao tối đa, cha mẹ cần nắm rõ 4 độ tuổi trẻ em trẻ phát triển chiều cao gồm: bào thai, 0 – 3 tuổi, 3 – 10 tuổi ở nữ, 3 – 13 tuổi ở nam và độ tuổi dậy thì. Hiểu được sinh lý của trẻ sẽ giúp cha mẹ có phương pháp nuôi con tốt hơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về sự phát triển chiều cao của trẻ trong từng độ tuổi này nhé.

Bào thai

Chiều cao của trẻ đã phát triển mạnh mẽ ngay từ độ tuổi bào thai. Kể từ tháng thứ 4, hệ xương của trẻ bắt đầu hình thành và dài ra nhanh chóng. Bởi vậy, muộn nhất vào thời điểm này mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, thường xuyên tắm nắng để hỗ trợ khả năng tăng chiều cao cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ.

Nếu thời gian này mẹ ăn tốt, ngủ ngon, tinh thần thoải mái, tăng khoảng 8 – 15 kg thì con sinh ra có thể đạt chiều cao là 50cm. Với chiều cao này, trong tương lai trẻ sẽ cao khoảng 170 cm, một chiều cao đáng mơ ước của người Việt.

0-3 tuổi

Trong 4 độ tuổi phát triển chiểu cao, ở độ tuổi 0 – 3 trẻ em có tốc độ phát triển chiều cao nhanh nhất. Đây là một trong 3 giai đoạn vàng phát triển chiều cao.

Nếu được chăm sóc tốt, năm đầu tiên trẻ có thể tăng chiều cao thêm 25 cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm tăng thêm 10 cm nữa. Tổng chiều cao trẻ tăng lên được trong độ tuổi này là 45 cm, chiếm khoảng 60% chiều cao trẻ đạt được trong tương lai.

Dinh dưỡng và thể thao là 2 yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Nếu mẹ tạo được cho bé một chế độ ăn uống khoa học kết hợp chế độ tập luyện thể thao hợp lý sẽ kích thích chiều cao trẻ phát triển vượt trội. Ngược lại, ăn uống thiếu chất, lười vận động sẽ kìm hãm hoorom tăng trưởng tiết ra gây nên bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Chính vì vậy, khi con bước vào độ tuổi này, cha mẹ phải thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ, theo dõi chiều cao cân nặng của con từng tháng để có phương án xử lý kịp thời khi sức khoẻ con gặp rắc rối.

3-10 ở nữ và 3-13 ở nam

Ở độ tuổi này, chiều cao của bé trai và bé gái tiếp tục tăng lên tuy nhiên nó tăng chậm hơn những năm trước. Mỗi năm trẻ cao thêm khoảng 6 – 7 cm. Đây được coi là bước đệm chuẩn bị cho một bước ngoạt lớn khi trẻ bước vào tuổi dậy thì với một tốc độ phát triển chiều cao vô cùng mạnh mẽ.

Độ tuổi dậy thì

Con gái bắt đầu và kết thúc dậy thì sớm hơn con trai, tuổi dậy thì của con gái là 10 – 16 tuổi, còn của con trai là 13 – 18 tuổi.

Tuy nhiên chiều cao của trẻ không tăng đều trong những năm này, sẽ có 1 – 2 năm chiều cao trẻ tăng vọt 8- 12cm. Nhưng chúng ta không thể biết rõ thời cơ tăng chiều cao cho trẻ mạnh nhất rơi vào năm nào. Chính vì vậy, trong suốt những năm dậy thì, cha mẹ luôn luôn phải chú trọng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, khuyến khích con vận động để đạt chiều cao tối ưu nhất.

Sau độ tuổi dậy thì, cơ thể trẻ vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện, xương vẫn dài ra nhưng rất chậm và rất ít. Thậm chí tổng chiều cao nhiều năm sau đó không bằng chiều cao một năm đã tăng trong độ tuổi dậy thì. Đối với nữ, quá trình tăng chiều cao sẽ dừng lại ở năm 22 tuổi, đối với nam 25 tuổi chiều cao sẽ không phát triển nữa.

Chính vì vậy, để giúp con phát triển chiều cao tốt nhất, cha mẹ cần hiểu rõ tâm sinh lý, quá trình hình thành và phát triển của cơ thể của trẻ trong từng độ tuổi để có biện pháp hỗ trợ tốt nhất. Chiều cao chịu tác động bởi nhiều yếu tố, cha mẹ hoàn toàn có thể can thiệp để cải thiện chiều cao cho trẻ. Hãy chuẩn bị những kiến thức căn bản này để nuôi con cao lớn và khoẻ mạnh.