1. Xử lý các “điểm chết” trong hệ mao mạch và tĩnh mạch

Nhiều cơ quan trong cơ thể bị đau có thể là do hệ mao mạch và tĩnh mạch ở khu vực nào đó ách tắc (điển hình là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não). Trong Trung Y và Y học cổ truyền Việt Nam đều có giải pháp chữa bệnh bằng cách khơi thông các vị trí này, có thể dùng rượu ớt, hoặc thuốc (như An cung ngưu hoàng hoàn) hay bấm huyệt, massage…

Có một giải pháp là tạo các xung động lực trong tĩnh mạch (kiểu như giải pháp dậm gót Mikulin) ở các vị trí ách tắc. Đó là kỹ thuật sử dụng các thao tác bấm, chèn… một số vị trí mạch máu để dồn máu lên, đưa máu xuống để tạo xung lực.

Điều này có thể giải thích đơn giản như sau:

Muốn khai thông tắc nghẽn ở tĩnh mạch tay, dùng tay chặn động mạch cung cấp cho bàn tay, làm giảm nhẹ áp lực tiểu tĩnh mạch, sau đó dùng cách vuốt xoa nhẹ ở những chỗ tĩnh mạch bị tắc nghẽn, khi chỗ tắc nghẽn được những rung động làm giãn ra, bấy giờ ta thả động mạch, lượng máu ra mạnh, lượng máu thu về tĩnh mạch sẽ nhiều lên đột ngột, có tác dụng như thêm nước để thông cống, những chỗ tắc nghẽn vừa được làm giãn sẽ có cơ hội lưu thông nhanh, bế tắc được giải toả.

Một kỹ thuật khác chẹn vào động mạch ở đoạn dưới nơi có bệnh, nhằm cản trở lại một lượng lớn máu, số máu ứ lại này sẽ gây thành áp lực đột xuất mạnh trong các mao mạch nhỏ phía trên, có tác dụng làm giãn nở những mao mạch nhỏ. Khi máu ứ lại, sẽ tràn lên các mao mạch nhỏ xưa nay bị tắc, rồi khi bỏ tay chặn động mạch, máu chảy mạnh ra, kéo theo các “rác thải” nằm trong các mao mạch đó. Điều này giống như ta đóng van thủy lợi chặn dòng mương, nước trong mương phía trên van dâng lên cao hơn bình thường, khi mở van sẽ kéo theo các rác bẩn ở bờ mương.

Tóm lại, bản chất của cải thiện hệ tuần hoàn vẫn là vận động, vận động và vận động. Quả đất, mặt trời hay các điện tử đều tự quay quanh trục, nên nếu chúng ta giảm vận động là hệ thống tuần hoàn sẽ rơi vào trì trệ.

Và từ trì trệ đến ách tắc và sụp đổ… chỉ là một bước chân thôi.

2. Về các chất vô dụng trong máu

Hơn chục năm trước, có lần tôi hỏi một vị giáo sư sinh học hàng đầu là anh có biết trong máu có bao nhiêu chất? Vị giáo sư cười bảo “tôi cũng không biết chính xác, mà chắc là trên 2000 chất”. Tôi phát hoảng, hỏi làm sao có thể nhiều đến thế. Vị giáo sư bảo trong máu có năm bảy trăm loại protein, mà mỗi loại cần có vài chục enzim đi kèm để thực hiện các phản ứng chuyển hóa. Như thế hai nhóm này có trên ngàn chất rồi. Mà rắc rối nhất là một số protein ta ăn vào lại không có… đủ enzim để xử lý, thế là trong máu tự nhiên có một số thành phần tốt mà lại… vô ích. Năm 2012, báo chí viết một nhà huyết học người Australia đã đếm được 4.228 chất trong máu! Không biết bao nhiêu chất thực sự có ích trong thời gian thích hợp?

Và khi có nhiều chất không được sử dụng (giống như cái tủ quần áo có rất nhiều bộ không mặc nhưng vẫn treo đầy tủ) thì dù chất đó có thể có ích, hiện là vô hại, nhưng nó… làm cho máu quánh lại cũng là chuyện dễ hiểu.

3. Làm sạch máu cách nào đơn giản nhất?

Có nhiều thực phẩm có khả năng làm sạch máu: ớt, dưa hấu, khổ qua, dứa, cà rốt, súp lơ xanh… Nhưng các thực phẩm đó làm sạch máu theo cơ chế nào?

Quay lại chuyện có rất nhiều protein trong máu không chuyển hóa được do thiếu enzim thích hợp, sẽ có những “cảnh sát môi trường” đi kiểm tra các thành phần lang thang vô dụng này để đưa ra khỏi máu. Các “cảnh sát môi trường” đó là các đại thực bào,là những tế bào bạch cầu, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch tự nhiên cũng như miễn dịch thích ứng. Vai trò chính của chúng là thực bào các thành phần cặn bã của tế bào và các tác nhân gây bệnh. Cơ chế làm việc của đại thực bào đã nói.