Khi tìm hiểu về cuộc đời của những người từng đạt những thành tựu to lớn, bạn sẽ tìm thấy một khuôn mẫu chung ở họ. Đó là, họ là những người có ảnh hưởng lớn đến người khác và có nhiều đóng góp mới mẻ, quan trọng và có ý nghĩa cho cuộc sống. Bằng sự nỗ lực kiên trì và sự rèn luyện nội tâm, họ đã phát triển mạnh mẽ 4 năng lực vốn có của con người. Những biểu hiện cao nhất của 4 năng lực này là tầm nhìn, đối với trí tuệ; là tính kỷ luật, đối với thể chất; là sự đam mê, đối với tình cảm; và lương tâm, đối với tinh thần. Những biểu hiện này cũng là những phương tiện quan trọng nhất để thể hiện quan điểm của bạn.

Tầm nhìn là khả năng nhìn thấy trước những gì có thể xảy ra trong công việc, sự nghiệp và trong tổ chức bằng đôi mắt của trí tuệ. Tầm nhìn có được khi chúng ta dùng trí tuệ để đưa ra khả năng đáp ứng nhu cầu. William Blake nói rằng: “Những gì hôm nay được chứng minh là đúng thì trước đó chỉ là sự tưởng tượng”. Khi một người không có tầm nhìn và không quan tâm đến việc phát triển khả năng sáng tạo của trí tuệ, họ sẽ trở thành con mồi trên con duờng đi đến chủ nghĩa nạn nhân (xem hình trên).

Tính kỷ luật là cái giá phải trả để đưa tầm nhìn đi vào thực tiễn. Đây là phần liên quan đến những thực tế khó khăn, hiển nhiên và đôi khi thật tàn nhẫn, nhưng cần phải có để biến tầm nhìn thành sự thật. Kỷ luật xuất hiện khi tầm nhìn kết hợp với sự cam kết. Đối nghịch với tính kỷ luật và sự cam kết là sự buông thả – tức sự đánh đổi những điều quan trọng nhất của cuộc sống để hưởng những thú vui hay khoái lạc nhất thời.

Muốn lãnh đạo người khác, trước hết hãy làm chủ được bản thân mình.
PHILIP MASSINGER

Sự đam mê là ngọn lửa, là sự khao khát, là sức mạnh của lòng quyết tâm, là động lực để duy trì tính kỷ luật nhằm thực hiện tầm nhìn. Sự đam mê xuất hiện khi nhu cầu của con người trùng khớp với tài năng độc nhất vô nhị của riêng họ. Khi một người không có sự đam mê trong việc đi tìm và sử dụng tiếng nói của bản thân nhằm phụng sự những mục đích cao quý, thì khoảng trống trong tâm hồn họ sẽ đầy rầy những cảm giác không an toàn và những tiếng nói trống rỗng theo khuôn mẫu xã hội. Trong mối quan hệ và trong các tổ chức, xét theo một khía cạnh nào đó thì sụ đam mê bao gồm cả lòng trắc ẩn.

Lương tâm là nhận thức nội tâm về đạo đức để phân biệt đâu là đúng và đâu là sai, là động lực để con người hướng đến ý nghĩa cuộc sống và sự cống hiến vì mục đích cao đẹp. Lương tâm là sức mạnh dẫn đường cho tầm nhìn, tính kỷ luậtsự đam mê. Lương tâm tương phản với cái tôi ích kỷ thường ngự trị trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Bất cứ điều gì làm suy yếu lý trí của bạn, làm hại đến lương tâm của bạn, che khuất ý thức của bạn, lấy đi hứng thú của bạn đối với những điều linh thiêng; bất cứ những gì làm cho thể xác lấn át tinh thần, thì những thứ đó đều là tội lỗi đối với bạn, dù bản thân nó trông có vẻ như vô hại.
SUSANNA WESLEY (Mẹ của JOHN WESLEY (1703 -1791): Mục sư Anh giáo, nhà thần học, nhà thuyết giáo và là nhà sáng lập Phong trào Giám lý. 

Bốn từ tầm nhìn, kỷ luật, đam mêlương tâm thực chất chứa đựng rất nhiều đặc tính vốn được dùng để mô tả con đường dẫn đến thành công của những người có tầm ảnh hưởng lớn lao trong cuộc sống.

Hình dưới đây cho thấy có nhiều đặc tính tiêu biểu khác nằm dưới 4 tảng băng có tên gọi tầm nhìn, kỷ luật, đam mê và lương tâm.

Các nhà lành đạo hàng đầu đều có tầm nhìn, óc thực tiễn, đạo đức và lòng dũng cảm. Đây chính là 4 năng lực, 4 hình thức của sự nhận thức, là ngôn ngữ giao tiếp cần có để đạt được nhưng kết quả lâu dài và có ý nghĩa.
Nhà lành đạo có tầm nhìn là người luôn biết tư duy lớn, tư duy cái mới và tư duy dột phá. Và, điều quan trọng hơn hết là họ biết giữ mối liên hệ với cấu trúc sâu rộng về nhận thức và tiềm năng sáng tạo của con người.
Bạn cần phải kiểm soát các mô thức chi phối tâm trí của bạn, thế giới quan của bạn, niềm tin của bạn về những gì bạn xứng đáng nhận được và những gì có thể xảy ra. Đó là phạm vi của sự thay đổi cơ bản, của sức mạnh và năng lực, là ý nghĩa thực sự của lòng can đảm.

PETER KOESTENBAƯM, nhà triết học về quản trị

(Trích sách: Thói quen thứ 8 – Stephen Covey)