? Chúng ta hãy cùng trắc nghiệm xem, bạn có nghĩ bạn mắc bệnh? Có bệnh? Không bệnh (tức là khỏe 100%)? Hay bạn đang trong giai đoạn giả khỏe mạnh? Tại sao lại phải làm một bài trắc nghiệm như vậy?. “Giả khỏe mạnh” là cụm từ rất thông dụng được dùng rộng rãi, người không học ngành y, người có học ngành y, sinh viên, bác sỹ, chuyên gia y tế đều hay dùng. Các con số thống kê của WHO cho chúng ta thấy trên thế giới này chỉ có 5% người thuộc nhóm khỏe mạnh, 20% thuộc nhóm mắc bệnh, số còn lại 75% thuộc nhóm giả khỏe mạnh. Tiếp đến, chỉ khi chúng ta hiểu được bản chất của giả khỏe mạnh thì chúng ta mới thực sự hiểu đúng về sức khỏe của bản thân mình, mới thấy được tầm quan trọng của việc quan tâm chăm sóc sức khỏe hàng ngày mọi lúc mọi nơi của bản thân.

? “Giả khỏe mạnh” mà chúng ta thường nói là không chính xác, nên đổi cách gọi là “giai đoạn đầu của bệnh tật”, càng không phải là “hội chứng mệt mỏi mãn tính” hay “trạng thái thứ 3”. Vậy thì, khi ở trạng thái “giả khỏe mạnh” không có nghĩa là bạn chưa có bệnh mà bạn đang ở “giai đoạn đầu của bệnh tật”, hoặc “giai đoạn phi lâm sàng của bệnh tật”, bạn có thể không thấy triệu chứng gì, nhưng bạn đã mắc bệnh. Do đó, cụm từ “bệnh tật” ngày nay mọi người dùng phải gọi là “giai đoạn cuối của bệnh tật” hoặc “giai đoạn lâm sàng của bệnh tật”. Bạn hãy nghĩ xem mọi người xung quanh bạn hầu hết đều để đến tình trạng không chịu được nữa mới đi bệnh viện. Vì vậy bạn phải nhớ rằng, không phải chỉ có ung thư mới chia giai đoạn đầu hay cuối mà tất cả các loại bệnh đều có giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Tất cả những bệnh mà phải vào bệnh viện điều trị thì đều được coi là giai đoạn cuối của bệnh đó.

? Tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra 30 biểu hiện của bệnh lý. Chỉ cần có 6 biểu hiện trở lên đều được liệt vào nhóm người đang trong tình trạng giả khỏe mạnh. 30 biểu hiện đó là:

  1. Căng thẳng thần kinh, hồi hộp lo lắng
  2. Tự kỷ, cô độc
  3. Tim đập hồi hộp, rối loạn nhịp tim
  4. Ù tai, dễ bị say xe
  5. Giảm sút trí nhớ, quên tên người quen
  6. Thiếu hưng phấn và nhu cầu sinh lý kém
  7. Ngại tiếp xúc, dễ bi quan yếu đuối
  8. Lực yếu, mắt hay mỏi mệt
  9. Sinh lực giảm sút, phản ứng chậm
  10. Chóng mặt nhức đầu, khó bình phục
  11. Sút cân, suy nhược cơ thể
  12. Khó ngủ, hay mơ, dễ tỉnh giấc
  13. Hay ngủ lười buổi sáng, hay ngáp
  14. Chân tay tê bì, lạnh buốt
  15. Nhiều mồ hôi nách, họng khô
  16. Hơi sốt nhẹ, hay đổ mồ hôi trộm
  17. Nhức mỏi eo lưng
  18. Tưa lưỡi dày, miệng hôi
  19. Hay bị trốc mép
  20. Vị giác kém, không có khẩu vị
  21. Trào ngược axit, ợ nóng, tiêu hóa kém
  22. Đi lỏng đi táo, đầy hơi trướng bụng
  23. Dễ cảm cúm, môi có mụn nước
  24. Ngạt mũi chảy nước mũi, viêm họng
  25. Thở gấp
  26. Tức ngực khó thở
  27. Đứng lâu nhức đầu hoa mắt
  28. Xương xốp mềm, mất lực khó điều khiển
  29. Thiếu tập trung, tư duy giảm sút
  30. Dễ bị kích động, tự chuốc lo vào người

?THẾ GIỚI NÀY CÓ NGƯỜI KHỎE MẠNH 100% KHÔNG?

? Như đã nêu ở phần 1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là tổ chức uy tín và lớn nhất thế giới hiện nay đã cho chúng ta biết trên thế giới này chỉ có 5% dân số là khỏe mạnh, 20% dân số mắc bệnh, còn lại 75% dân số là giả khỏe mạnh. Với những lập luận và giải thích về giả khỏe mạnh ở phần trên, bạn đã rõ giả khỏe mạnh cũng là trạng thái bệnh lý, chính xác là giai đoạn đầu của bệnh tật. Do vậy, nhìn từ góc độ này, tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới nên chỉnh sửa lại, có nghĩa là, trên thế giới này có tới 95% người mắc bệnh, 5% dân số còn lại khỏe mạnh. Nếu tôi hỏi bạn có khỏe không, có thể bạn cảm thấy cơ thể mình khỏe mạnh.

? Vậy có người khỏe mạnh 100% trên thế giới này không? Hãy cùng em môi trường chúng ta sinh sống ngày nay, bạn có tin là trong không khí chúng ta hít thở hàng ngày có rất nhiều chất ô nhiễm? Nếu bạn tin, khi bạn hít một hơi có nghĩa là cơ thể bạn đang bị tổn thương. Bạn có tin là nước bạn uống có rất nhiều độc tố (coi lại những bài viết trước bạn sẽ thấy chúng ta nên uống nước gì)? Nếu bạn tin, khi bạn uống một ngụm nước, cơ thể bạn lại bị tổn thương tiếp. Bạn có tin là thực phẩm bạn ăn hàng ngày có rất nhiều độc tố? Nếu bạn tin, khi bạn ăn một miếng cơm cơ thể bạn lại phải chịu gánh nặng độc tố. Bạn hít một hơi, uống một ngụm nước, ăn một miếng cơm đều khiến cơ thể bị tổn thương. Hơn thế nữa, các chất độc hại trong không khí sẽ thẩm thấu qua da bạn để đi vào cơ thể phá huỷ các cơ quan tổ chức. Điều này có nghĩa là ở bất cứ lúc nào vào bất cứ nơi đâu, cơ thể bạn luôn phải chịu đựng những sức ép của độc tố, vậy thì bạn có thể khỏe mạnh hoàn toàn được không? Về mặt logic học thì điều này không ổn. Giống như việc bạn rút một viên gạch của một toà nhà vứt đi, lâu lâu sau lại rút thêm viên nữa, mặc dù ngôi nhà của bạn không bị đổ, nhưng nó có còn là ngôi nhà hoàn chỉnh nữa hay không?

? Tổ chức Y tế Thế giới là tổ chức xác nhận về tình trạng sức khỏe của con người, và phần lớn đều thông qua hỗ trợ của máy móc thiết bị y tế. Bạn có tin là máy móc tổ chức này sử dụng đều có khả năng phân tích cao? Cứ cho là như vậy, nhưng máy móc này đâu có thể giúp bạn tìm ra hết các loại bệnh cơ thể bạn đang có. Rất nhiều người bị xơ gan và cho đến lúc chết, chỉ số gan của họ vẫn bình thường. Vì vậy, khỏe mạnh chỉ là tương đối, nhưng không khỏe lại là tuyệt đối. Thế giới này chẳng có ai khỏe mạnh 100% cả, tất cả nhân loại đều là người bệnh. Nói cách khác, tất cả mọi người đều đi trên con đường dẫn đến bệnh viện, chỉ khác nhau ở chỗ còn cách cửa bệnh biện xa hay gần mà thôi.

? Bao lâu rồi bạn không “đại tu” cơ thể? Hãy đại tư ngay khi có thể bạn nhé. Bằng cách nào thì các bạn hãy theo dõi các bài viết để cải thiện dần dần nhé.

(Để tìm hiểu thêm, bạn có thể tìm đọc cuốn sách DINH DƯỠNG HỌC BỊ THẤT TRUYỀN – ĐẨY LÙI BỆNH TẬT của bác sĩ Vương Đào)