Bài viết của thầy Frederic Labarthe về phương pháp hàn gắn và chuyển hóa rất hữu hiệu mà đơn giản – Ho’oponopono.

Khái niệm

Về mặt tự nhiên, chúng ta là những thực thể của nhận thức: bản chất thật của chúng ta không phải hình thể này, không phải cá tính của chúng ta, hay nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác hay tiểu sử cá nhân. Bản chất tự nhiên của chúng ta, thứ mà chúng ta thực sự“là”, là nhận thức, trí thông minh sáng tạo thuần khiết, nguồn năng lượng, và sức mạnh. Bản chất của sức mạnh đó, hay chất lượng vốn có của nó, làÁnh Sáng, Tình Yêu, Hòa Bình, Sự Thông Thái và Niềm Vui.

Chúng ta “là” Ánh Sáng, Tình Yêu, Hòa Bình, Sức Mạnh, Sự Thông Thái và Niềm Vui – vàđiều này có nghĩa là bất cứđiều gìđang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta mà không phải Ánh Sáng, Tình Yêu, Hòa Bình, Sức Mạnh, Sự Thông Thái hay Niêm Vui là những thứ méo móđược tạo ra bởi những niềm tìn của chúng ta.

Những niềm tin của chúng ta giống như những trang màn hình đặt trước đèn máy chiếu. Chúng tạo nên hình ảnh quyết định thực tế của chúng ta. Chúng ta là phần đèn. Chúng ta có thể thay đổi hoặc xóa những niềm tin của mình đểÁnh Sáng, Tình Yêu, Sức Mạnh, Sự Thông Thái, Hòa Bình và Niềm Vui có thể tỏa chiếu một cách tự do và rực rỡ.

Những niềm tin của chúng ta tạo nên thực tế bởi cuộc đời ta và thế giới là một, không có bên trong và bên ngoài. Tất cả là một và nó là nội dung của tiềm thức của chúng ta, cái phản chiếu ra thế giới “bên ngoài” và trở thành hiện thực của chúng ta.

Vấn đề của cuộc đời ta là tất cả chúng ta đều đặt ra những niềm tin một cách cóý thức và kì vọng chúng sẽ trở thành hiện thực nhưng cũng có nhiều những niềm tin trái ngược trong tiềm thức của chúng ta hủy hoại chúng ta – chúng là những động cơ trái ngược mà trở thành chướng ngại cho những động cơ tốt đẹp nhất của chúng ta.

Bạn có thểđặt ra niềm tin là bạn muốn trở thành một nhà văn nổi tiếng nhưng có một niềm tin trái ngược là thành công sẽ làm bạn không còn tự do nữa hay nó sẽ thay đổi bạn theo cách bạn không mong muốn, hoặc bạn nghĩ mình không xứng đáng với nó.

Bạn cần phải đối mặt với những niềm tin trái ngược đó.

Câu chuyện

Câu chuyện dưới đây được dựa trên đoạn trích từ quyển sách “Không giới hạn” (Zero Limits) viết bởi Joe Vitale vaf Dr. Hew Len.

Hai năm trước, tôi có nghe về một nhà trị liệu học ở Hawaii, người đã chữa trị cho tất cả những bệnh nhân tâm thần đã từng phạm tội trong một bệnh viện mà không một lần gặp mặt họ. Nhà tâm lý học này đã dành thời gian nghiên cứu từng hồ sơ bệnh án, và rồi nhìn vào nội tâm mình để xem mình đã góp phần như thế nào vào bệnh tình của người kia. Khi ông chuyển hóa bản thân mình, người bệnh cũng chuyển hóa.

Lần đầu tiên khi nghe câu chuyện này, tôi đã thấy thật khó tin. Sao người ta lại có thể chữa trị cho ai đó bằng cách chữa trị cho chính mình? Làm sao mà ngay cả bậc thầy nào về phát triển bản thân lại có thể chữa lành cho những tội phạm tâm thần?

Tôi từng hiểu rằng “chịu trách nhiệm hoàn toàn” có nghĩa là tôi chịu trách nhiệm cho suy nghĩ và hành động của mình. Còn những điều khác thì ngoài tầm kiểm soát của tôi. Tôi nghĩ hầu hết mọi người nghĩ về chịu trách nhiệm hoàn toàn như vậy. Chúng ta chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta làm, chứ không phải những gì người khác làm. Tiến sĩ Ihaleakala Hew Len, nhà trị liệu người Hawai, người đã cứu những người bị bệnh tâm líđóđã dạy cho tôi một khía cạnh mới về chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Đây là câu chuyện của ông.

Bác sĩ Ihaleakala Hew Len đã được gửi tới làm việc tại Bênh viện bang Hawai bốn năm ở trại giữ những người tù nhân tâm thần. Các nhà tâm lý học và nhân viên ởđây thường bỏ việc hàng tháng. Mọi người thường đi qua trại và quay lưng về phía tường để bảo vệ mình khỏi bị bệnh nhân tấn công. Đây không phải nơi dễ chịu để sống, làm việc hay thăm viếng.

Những gì bác sĩ Len làm quả là tuyệt vời: ông chưa bao giờ gặp trực tiếp một bệnh nhân nào. Ông chỉ ngồi ở trong văn phòng của mình và xem hồ sơ bệnh nhân. Trong khi xem các hồ sơđó thìông “làm việc” với bản thân mình. Và khi ông làm việc đó thì các bệnh nhân dần dần được chữa lành bệnh.

“Sau một vài tháng, các bệnh nhận trước đây bị buộc phải xiềng xích thì nay có thể được để cho đi lại tự do”, ông nói. “Những bệnh nhân khác trước phải uống rất nhiều thuốc thì nay không phải uống thuốc nữa. Và những người mà trước đây được cho là mãi mãi sẽ phải ở trong viện thì nay được thả tự do về nhà.”

“Không chỉ có thế,”ông tiếp tục, “các nhân viên còn bắt đầu thích đi làm hơn. Không còn ai xin nghỉ phép và bỏ việc nữa. Cuối cùng chúng tôi còn có nhiều nhân viên hơn mức cần thiết vì nhiều bệnh nhân được ra viện còn tất cả các nhân viên thì lại chăm đi làm. Đến nay thì trại đãđược đóng cửa.

Đây là lúc mà tôi đặt ra câu hỏi trị giá triệu đô:”Ông đã làm gì với bản thân ông mà khiến cho những bệnh nhân đó thay đổi?”

Ông nói: ”Đơn giản là lúc đó tôi hàn gắn phần trong tôi mà tạo ra họ”.

Lúc đó tôi không hiểu.

Bác sĩ Len giải thích rằng chịu trách nhiệm hoàn toàn cho cuộc đời của bạn có nghĩa là tất cả mọi thứ trong cuộc sống của bạn –đơn giản vì chúng tồn tại trong cuộc sống của bạn – đều là trách nhiệm của bạn. Nói theo nghĩa đen, cả thế giới này đều do bạn tạo ra.

Phù. Thật là khóđể nuốt trôi điều này. Chịu trách nhiệm với những gì tôi nói hoặc làm là một chuyện. Chịu trách nhiệm cho những gì tất cả mọi người trong cuộc đời tôi nói hoặc làm thì là chuyện khác. Tuy nhiên, sự thật là: nếu bạn nhận trách nhiệm hoàn toàn với cuộc đời của mình thì tất cả những gì bạn nhìn thấy, nghe thấy, nếm, chạm vào, hay những gì bạn trải nghiệm đều là trách nhiệm của bạn – bởi vì chúng có mặt trong cuộc đời của bạn.

Tức là hoạt động khủng bố, ngài tổng thống, hay tình hình kinh tế – bất cứ gì bạn trải nghiệm hay không thích thìđều do bạn hàn gắn. Nói một cách khác là chúng tồn tại ở dạng những phóng chiếu trong bạn. Vấn đề không phải ở họ, mà làở bạn, vàđể thay đổi họ thì bạn phải thay đổi chính mình.

Đổ lỗi thì dễ hơn rất nhiều so với việc nhận hoàn toàn trách nhiệm

Nhưng khi tôi nói chuyện với bác sĩ Len, tôi bắt đầu nhận ra rằng hàn gắn đối với ông và trong phương pháp Ho’oponopono có nghĩa là yêu thương bản thân mình. Nếu bạn muốn cải thiện cuộc sống của mình, bạn cần phải hàn gắn nó. Nếu bạn muốn chữa trị cứu giúp ai – kể cả những tù nhân tâm thần – thì bạn cần phải hàn gắn chính mình.

– “Tôi cứ nói, “Tôi xin lỗi” và“Tôi yêu bạn” liên tục,”ông giải thích.

– Thế thôi ư?

– Vâng, thế thôi.

Hóa ra là yêu thương bản thân mình là cách tốt nhất để cải thiện bản thân, và khi bạn cải thiện bản thân thì bạn cũng cải thiện thế giới của bạn.

Để tôi cho bạn một ví dụ ngắn giải thích: một ngày, có ai đó gửi cho tôi một email làm tôi khó chịu. Trước đây, tôi sẽ xử lý nó bằng cách làm việc với những cảm xúc khó chịu của mình hoặc bằng cách tranh luận với người đã gửi tôi email đó. Lần này, tôi quyết định thử phương pháp của bác sĩ Len. Tôi cứ lặng lẽ nói trong đầu “Tôi xin lỗi” và“Tôi yêu bạn.”

Tôi không nói với một người cụ thể nào cả. Đơn giản tôi chỉ gọi năng lượng yêu thương lên trong tôi để hàn gắn phần mà tạo ra hoàn cảnh xảy ra bên ngoài.

Sau đó tôi có tham gia buổi workshop về Ho’oponopono của bác sĩ Len. Ông ấy bây giờ 70 tuổi rồi vàđược coi là pháp sư bậc thầy, sống kháẩn dật. Ông khen quyển sách của tôi, “Nhân tố hấp dẫn” (The Attractor Factor). Ông nói khi tôi phát triển bản thân tôi, nhịp điệu ảnh hưởng của quyển sách tôi sẽ tăng lên, và mọi người sẽ cảm nhận được nó khi họđọc. Nói ngắn gọn, khi tôi tiến bộ, thìđộc giả của tôi cũng sẽ tiến bộ.

“Thế còn những quyển sách mà tôi đã bán rồi và chúng đang ở ngoài kia?”, Tôi hỏi.

“Chúng không ở ngoài kia đâu,”ông giải thích, một lần nữa lại làm tôi choáng ngợp bởi sự thông thái huyền bí của ông. “Chúng vẫn ở trong bạn thôi.”

Nói ngắn gọn, không có gì là “bên ngoài” cả.

Hẳn phải mất cả một cuốn sách để giải thích sâu sắc một cách thích đáng phương pháp nâng cao này. Có lẽ làđủđể nói rằng nếu như bạn muốn cải thiện bất kỳđiều gì trong cuộc sống của bạn, chỉ có một nơi bạn nên nhìn vào: đó là bên trong bạn. Và khi bạn nhìn vào đó, hãy nhìn với tình yêu thương.

Cái chúng ta thấy thật đẹp trong câu chuyên này là một tuyên ngôn hết sức đơn giản: hàn gắn bạn để hàn gắn thế giới xung quanh bạn.

Những sự việc xảy ra trên thế giới – chúng không phải “ở ngoài kia”. Chúng vẫn ở trong bạn. Chúng ta kết nối với mọi thứ chúng ta trải nghiệm trong cuộc đời – tốt, xấu, dễ chịu, đẹp đẽ, xấu xí. Và mọi thứđều bắt đầu từ chúng ta. Điều đó cho thấy rằng mọi thứ xảy đến với chúng ta cũng khởi nguồn từ những gì chúng ta tạo ra. Nhiều người có thể không thoải mái với điều này.

Nhưng hãy nghĩ về nó như thế này: có một khía cạnh thật đẹp trong việc nhận trách nhiệm cá nhân khi bạn chọn nhìn nhận rằng cả thế giới đều nằm trong tay mình.

Nó không có nghĩa là nếu bạn là nạn nhân của vụ lạm dụng hay hành vi bạo lực nào đó thìđó là lỗi của bạn. Tôi hoàn toàn không có ý đó. Có một sự khác biệt lớn giữa “sai lầm” hay tội lỗi với trách nhiệm. Điều gì xảy đến với bạn thìđã xảy ra rồi. Nhưng bạn làm gì với điều đó lại là trách nhiệm của bạn.

Bằng cách chấp nhận rằng thế giới của bạn đến từ bạn, bạn có thể cảm thấy mình được trao quyền để tháo bỏ những bất công hoặc hành động để vực mình dậy mà không cảm thấy bế tắc, bất lực.

Do đó, dù bạn chọn cách tin vào khía cạnh lý trí của việc nhận toàn bộ trách nhiệm là trao quyền cho bản thân, hay khía cạnh kì bí là mọi việc trong cuộc sống đều có liên quan tới nhau, để bạn có thể thay đổi suy nghĩ của mình, thay đối thế giới bên ngoài của mình, thì sự thật của thông điệp này vẫn có giá trị của nó.

Và điều đó có nghĩa là… nó khởi nguồn từ phía bên trong bạn.

Phương pháp

  1. Nhận diện những niềm tin của bạn về bản thân mình, về những người xung quanh hoặc những gì xảy đến với mình;
  2. Nhận ra những niềm tin đóđã quyết định thế nào tới cảm xúc của bạn, hành vi của bạn, và hành vi của những người khác;
  3. Đưa những niềm tin đó qua bốn bước hàn gắn của phương pháp Ho’oponopono

Làm sao để bạn phát hiện và nhận ra những niềm tin này?

Cách bạn diễn giải những gì xảy ra với mình thể hiện những niềm tin của bạn: tức là những ý nghĩa bạn gán vào những gì xảy ra: câu chuyện trong đầu bạn.

Để nhận diện những niềm tin này:

  • Viết về một sự việc đã xảy ra với bạn hoặc nghe những lời nói của chính bạn và cách bạn miêu tả những trải nghiệm của chính mình. Cách bạn lý giải với chính mình và người khác về những chuyện xảy ra trong đời bạn sẽ tiết lộ những niềm tin của bạn. Hãy thay đổi những mô tảđó từ“điều này đã xảy ra với tôi…” thành “tôi tin rằng điều này đã xảy ra với tôi…đây làý nghĩa mà tôi gán cho sự kiện đó”.
  • Viết một bức thư cho người mà bạn có vấn đề, rồi đọc lá thưđó với nhận thức rằng những gì bạn viết về“họ” thực ra là biểu hiện của những niềm tin bạn có trong đầu. Thay đổi những mô tả“bạn là…” thành “tôi tin là…”
  • Đọc một lá thư ai đó gửi cho bạn hoặc lắng nghe ai đó kể câu chuyện của họ hay nói về mối quan hệ của họ với bạn, theo dõi phản ứng của bạn, cách bạn trả lời họ. Những câu trả lời của bạn có thể là lời phán xét. Nó thể hiện niềm tin của bạn về người đó.

Ví dụ, ai đó có thể bảo rằng họ phải rời xa bạn một thời gian và phản ứng của bạn là khó chịu hoặc sợ hãi vì bạn nghĩ rằng “anh ta hoặc cô ta bỏ rơi mình…” Suy nghĩ này là niềm tin của bạn. Đó là một hạn chế bạn đặt ra cho bản thân bạn và người kia.

Hoặc bạn có thể viết về ai đó rằng họ“làm hỏng cuộc đời bạn” hay họ“thật quáích kỷ”, v..v thay đổi những câu đó thành “tôi tin rằng họđã làm hỏng cuộc đời tôi” và“tôi tin rằng bạn quáích kỷ” và thực hành Ho’oponopono cho những niềm tin đó.

Ý NGHĨA BẠN GÁN CHO NHỮNG SỰ KIỆN TRONG ĐỜI MÌNH LÀ MỘT NIỀM TIN LÀM CHO NÓ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC.

Khi bạn nhận ra rằng niềm tin này chỉ là một sự suy diễn, một suy nghĩ trong đầu bạn; khi bạn học được bài học từ trải nghiệm này, bạn không cần phải sống với nó nữa và nó sẽ qua đi.

Ho’oponopono là một trong những phương pháp đơn giản mà hiệu quả nhất để chấp nhận vàđón nhận bài học và từđó giải phóng và xóa bỏ niềm tin.

Ho’oponopono

Khi bạn quan sát những sự kiện trong đời bạn hoặc người đời và câu chuyện của họ, bạn có những phản ứng. Hãy quan sát những phản ứng đó và cách bạn phản hồi lại những sự việc này: bạn cảm thấy như thế nào về chúng, và những cảm xúc đó tiết lốđiều gì về những ý nghĩa bạn đặt ra cho chúng – bạn “nghĩ gì” về chúng.

Những phản ứng đóđang xảy ra trong bạn. Bạn sẽ thực hiện Ho’oponopono với chúng.

· Quy trình này là cho bạn. Bạn nói chuyện với bản thân mình như một thực thể tuyệt vời đại diện cho tình yêu, sức mạnh, sự thông tuệ và niềm vui, và nói với Đấng Tối Cao trong bạn: chúa, tự nhiên, linh hồn, nhận thức tập thể, phần thiêng liêng – bất cứ tên gì bạn đặt cho Đấng tối cao đó.

· Bạn yêu cầu phần thiên liêng đó xóa bỏ những suy diễn phóng chiếu trong đầu bạn khiến cho bạn nhìn bản thân mình hay người khác là xấu xí, tội lỗi hay bạo lực, vv.

· Bạn nói điều này trực tiếp với đấng thiêng liêng đểđảm bảo bạn loại bỏ những động cơ, những động cơ trái ngược, những phóng chiếu, những niềm tin đã ngăn phần đẹp đẽ nhất trong bạn tỏa sáng.

· Những sự kiện bên ngoài chỉ là những nhân tố xúc tác. Bộ phim bên ngoài chỉ là xúc tác để bạn nhận ra điều gìđang được phóng chiếu trong bạn khiến bạn có những cảm xúc như vậy.

Sự kết nối với trái tim

Những niềm tin được mã hóa trong trái tim. Xóa bỏ những niềm tin đóđòi hỏi chúng ta tiếp cận với không gian của trái tim mình. Nó không chỉ là quy trình tâm trí mà trước tiên là một quy trình cảm xúc. Nó liên quan tới cảm xúc, cảm nhận và tình yêu.

Để tiếp cận với trái tim, có hai điều quan trọng:

Điều thứ nhất là hòa nhịp giữa tríóc và trái tim qua “sự kết nối với trái tim”: hài hòa nhịp điệu trái tim với não của mình. Kết nối với trái tim được thực hiện qua bài tập thởđơn giản: thở thật sâu, thật chậm, đếm tới 6 hoặc 7 mỗi nhịp hít vào và thở ra.

Hít vào, 1… 2… 3… 4… 5… 6

Thở ra, 1… 2… 3… 4… 5… 6

Bạn cũng có thể sự dụng những hỗ trợ hình ảnh trực quan để giúp mình hòa nhịp hơi thở, nhịp tim, và sóng não.

Điều thứ hai là hướng sự chúý của bạn về trái tim của mình, vào khoảng không gian giữa ngực nơi chứa đựng những cảm xúc. Chúng ta thường được giáo dục và huấn luyện để nhìn vào không gian tâm trí, trong đầu chúng ta nhưng đó không phải nơi chưa đựng cảm xúc: cảm xúc ở trong trái tim ta.

Nhìn vào trái tim rất đơn giản: đưa sự chúý của bạn tới không gian ở ngực mình và quan sát, cảm nhận, lắng nghe. Trái tim có ngôn ngữ riêng của mình, Nó không chỉ tạo ra những cảm xúc mà còn hình ảnh và suy nghĩ nữa – nó cảm nhận, trải nghiệm, mơước, và kể chuyện.

Để giúp mình tập trung và giữ được sự tập trung lâu ở trải tim, bạn có thểáp lòng bàn tay lên trái tim, ở giữa ngực mình, cảm nhận sự tiếp xúc và hơi ấm giữa long bàn tay và trái tim.

Sau đó kết nối trái tim và nhịp thở và bắt đầu thực hành Ho’oponopono.

Điều bạn sẽ nói là:

· Tôi xin lỗi vì bất ky niềm tin nào trong tôi màđã gây ra vấn đề này.

· Xin hãy tha lỗi cho tôi và tổ tiên tôi, hay bất cứ nơi nào mà tôi đã tiếp nhận niềm tin này, và vìđã tạo nên niềm tin này trong tôi và những người xung quanh tôi.

· Cảm ơn bạn vìđã xóa đi niềm tin gây ra những phản ứng khó chịu và không thể hiện được vẻđẹp thiêng liêng này.

· Tôi yêu bạn vìđã vàđang chăm sóc tôi, chăm sóc cho niềm tin này, đã cho tôi cuộc sống này và cho tôi thấy được vẻđẹp của sự kì diệu đang diễn ra.

BẠN YÊU CẦU ĐẤNG THIÊNG LIÊNG XÓA BỎ VẤN ĐỀ NÀY CHO BẠN.

VẤN ĐỀ KHÔNG Ở BÊN NGOÀI. NÓ LÀ Ở QUAN NIỆM CỦA BẠN VÀ ĐÓ LÀĐIỀU DUY NHẤT BẠN CẦN THAY ĐỔI VÌ QUAN NIỆM LÀ DO BẠN TẠO RA.

(Dịch bởi: Nguyễn Hiền Linh)