Theo Tony Robbins, sáu nhu cầu này ảnh hưởng đến những động lực sâu thẳm nhất trong chúng ta và xác định cách chúng ta ra quyết định, hành động trong cuộc sống. Tương tự như thệ thống Chakra hiện đại, 6 Nhu cầu Cơ bản của con người sắp xếp theo thứ tự tăng dần, từ cấp độ căn bản, bản tính đến sự kết nối, tương tác và ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng ta lên thế giới. Chúng ta đều có những giai đoạn khác nhau và lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, và điều đó khiến sự tập trung và mức độ ưu tiên cũng khác nhau, sự thật là, mỗi nhu cầu là một phần quan trọng trong việc tạo ra một cuộc sống toàn diện và đủ đầy ở mọi cấp độ.

Bây giờ, hãy cùng nhau xem qua 6 nhu cầu cơ bản của con người.

1. Sự chắc chắn

“Nhu cầu về an toàn, bảo vệ, thoải mái, trật tự, nhất quán, kiểm soát”.

Ở mức độ cơ bản, mỗi người chúng ta đều cần phải thoải mãn cảm giác ổn định cốt lõi về thế giới. Ở mức độ nền tảng này, thỏa mãn nhu cầu của sự chắc chắn giúp cho sự tồn tại của DNA. Chúng ta làm những gì chúng ta cần để được chắc chắn bằng cách: làm những gì thiết yếu, thanh toán các hóa đơn, bảo về nhà cửa, giữ an toàn trong các mối quan hệ và những nguy hiểm.

Thách thức dành cho việc thỏa mãn nhu cầu của sự chắc chắn đó là, ngày nay thế giới và cuộc sống thay đổi liên tục, vì vậy đôi khi nhu cầu chắc chắn khiến chúng ta phải tạo ra những rào cản bảo vệ mình trong vùng an toàn và kháng cự với sự thay đổi (thậm chí những thay đổi tích cực). Thỏa mãn nhu cầu của sự chắc chắn nghĩa là tìm kiếm và tạo ra cảm giác ổn định và tập trung vào bên trong.

2. Sự đa dạng

“Nhu cầu về sự không chắc chắn, đa dạng, thách thức, thay đổi, bất ngờ, phiêu lưu”

Giống như cách chúng ta trải nghiệm cảm giác chắc chắn về thế giới này, sẽ có những lúc chúng ta muốn thoái khoải với những điều quen thuộc, sẵn có và dễ dự đoán, nhưng để bản thân phát triển và có được nhiều thứ hơn những gì chúng ta đang có thì nhu cầu của Sự không chắc chắn, đa dạng cho phép ta khám phá chúng ta là ai và trải nghiệm chính mình bằng cách bước ra vùng an toàn. Tuy nhiên, luôn có rủi ro trong việc buông bỏ những điều chắc chắn và biết tường tận, nhưng khi chúng ta buông bỏ “nhu cầu được biết”, chúng ta bước vào một lĩnh vực mà không bị ràng buộc bởi kinh nghiệm trong quá khứ, đó là Nhu cầu đa dạng hay không chắc chắn.

Theo cách tích cực, Sự đa dạng xảy ra khiến chúng ta cân bằng, cho phép ta linh động trong cuộc sống, chọn thay đổi khi cần thay đổi. Khi chúng ta tạo ra những thay đổi bên trong, nhu cầu này sẽ thay đổi thế giới bên ngoài một cách rất tự nhiên (không cần phải thay đổi nơi sinh sống hoặc thay đổi công việc, mối quan hệ để khám phá thách tương lai).

Hai nhu cầu đầu tiên của con người (Chắc chắn và Đa dạng) hoạt động phân lập với nhau – có vẽ như đối lập với nhau, nhưng tạo thành một tổng thể. Khi chúng ta mất thăng bằng với một (ví dụ, Sự chắn chắn làm chúng ta chán nản) thì nhu cầu kia sẽ mang chúng ta trở lại cân bằng (ví dụ, làm một điều gì mới).

3. Sự công nhận

“Nhu cầu về có ý nghĩa, sự xác nhận, cảm giác cần thiết, vinh dự, đặc biệt”

Khi chúng ta đã cân bằng Sự chắc chắn và Sự đa dạng trong cuộc sống, nhu cầu tiếp theo là sự thừa nhận và xác nhận chúng ta là ai và những gì chúng ta làm. Nhu cầu cho Sự công nhận cho chúng ta biết chúng ta không tồn tại cô lập mà là một phần của cái toàn thể lớn hơn và là một phần quan trọng của cái toàn thể, chúng ta có nhu cầu biết rằng mình đóng một vai trò cần được tôn trọng. Đáp ứng nhu cầu của Sự công nhận là một phần tạo nên một nhân diện chính mình trên thế giới và trải nghiệm cảm giác của cái Ngã con người.

Thách thức khi thỏa mãn nhu cầu này là chúng ta có thể trở nên hoàn toàn lệ thuộc vào điều gì đó, kết nối mối quan hệ với một người chỉ để cảm thấy trọn vẹn với chính mình (một thử thách lớn cho độ tuổi 13 – 19). Nhu cầu này quá mạnh có thể khiến chúng ta bị lệ thuộc vào một khía cạnh của cuộc sống (ví dụ công việc), tạo ra một chứng nghiện, từ đó dẫn đến mất quan điểm và hạn chế chiều sâu của các mối quan hệ trong các lĩnh vực khác. Về tích cực, nhu cầu công nhận được lắp đầy bởi một cảm giác khiêm tốn về sự thừa nhận nội tại để hướng đến sự toàn vẹn và biểu hiện của chúng ta về thế giới.

4. Tình yêu và sự kết nối

“Nhu cầu về giao tiếp, thân mật và chia sẻ tình yêu với người khác”

Mỗi chúng ta đều có nhu cầu yêu và được người khác yêu. Mỗi chúng ta đều có một nhu cầu thuộc về.

Trọng yếu trong trải nghiệm cảm giác đủ đầy với cuộc sống là tình yêu đích thực và cảm giác kết nối sâu sắc với những thực thể tồn tại khác. Trong khi nhu cầu Sự công nhận giúp chúng ta hài lòng về bản thân mình, thì nhu cầu yêu thương và sự kết nối giúp chúng ta san sẻ tình yêu thương với cuộc sống và người khác. Sự dịch chuyển sang nhu cầu này khiến chúng ta dành năng lượng và sự tập trung vượt qua những mong muốn bản thân để khám phá sức mạnh nằm sâu trong sự hiệp thông với mọi người.

Cũng như những nhu của con người ở trên, có nhiều cách để trải nghiệm và bày tỏ Tình yêu và Sự kết nối với người khác – một số tích cực và cân bằng hơn những số khác. Trong hầu hết các trường hợp, nơi cân bằng nhất để thắp sáng sự đủ đầy của nhu cầu này là bằng cách dành thời gian để kết nối và yêu thương đích thực với nhiều khía cạnh của bản thể chúng ta. Khi chúng ta kết nối với bản thân mình theo cách đích thực nhất, kết nối này tự động liên kết với nhau và thấm nhuần vào liên kết tình yêu và kết nối đích thực với người khác.

Bốn nhu cầu đầu tiên của con người thường được gọi là “nhu cầu nhân cách”, khi chúng ta dành sự tập trung vào chính mình, tự thỏa mãn và đạt được thành tựu trong cuộc sống. Trong nhu cầu của con người về Tâm lý học, hai nhu cầu còn lại còn được biết là “Nhu cầu của Thánh linh”, khi chúng ta tạo ra một cánh cửa để có cảm giác sâu hơn về hạnh phúc và sự đủ đầy thật sự với cuộc sống – cả về khía cạnh vật chất và phi vật chất.

5. Trưởng thành

“Nhu cầu về phát triển thể lý, cảm xúc, trí tuệ và tinh thần (tâm linh)”

Có một sự thật là mọi thực thể sống trên trái đất này đều tồn tại, để phát triển, chúng ta cũng phải phát triển. Cho dù chúng ta đang nói về một vi sinh vật, một mối quan hệ hay một sự nỗ lực nào, tất cả đều phải trải qua sự phát triển, cuối cùng là trì trệ và cái chết. Nhu cầu của con người về Trưởng thành đặt nền tảng và nuôi dưỡng bốn nhu cầu cơ bản của con người. Như với tất cả các nhu cầu khác, nhu cầu Trưởng thành cũng có thể được đưa lên những thái cực vượt quá cân bằng.

Việc phát triển và mở rộng có thể được thỏa mãn theo cách riêng của bạn, đôi khi việc này có thể tạo ra những giới hạn bản thân khỏi sự hiện diện đầy đủ trong cuộc sống hoặc trì hoãn ứng dụng sự lớn mạnh và kiến thức trong cuộc sống vì sợ hãi không “sẵn sàng” hoặc không “đủ”. Một cách tích cực, thỏa mãn nhu cầu Trưởng thành đến từ sự thừa nhận rằng Trưởng thành là một hành trình, không phải một đích đến và liên tục tăng trưởng cho phép bản thân soogns thật với chính mình, là người không hoàn hảo và tìm cách chia sẻ những gì chúng ta khám phá và học tập cùng người khác.

6. Đóng góp

“Nhu cầu cho đi, chăm sóc, bảo vệ vượt xa chính mình, phục vụ người khác và lợi ích của tất cả”

Khi chúng ta tiến đến nhu cầu thứ sáu của con người, chúng ta di chuyển vào nguồn sức mạnh của cuộc sống, mang lại giá trị thực sự cho cuộc sống của người khác. Nhu cầu đóng góp tăng lên tự nhiên từ năm nhu cầu thỏa mãn trước đó, được thể hiện theo cách mang lại một cảm giác chân thực về giá trị thế giới.

Sự đóng góp xuất phát từ khao khát cơ bản để có cuộc sống có ý nghĩa, tạo ra một sự khác biệt, cho đi hay mang điều gì đó đến với cuộc sống làm tăng lợi ích của người khác chi chúng ra đi. Nhu cầu đóng góp có thể được thỏa mãn với một số cách khác nhau – từ việc tham gia tình nguyện hỗ trợ điều chúng ta tin tưởng, hay đơn giản dừng lại sau những ngày bận rộn để mĩm một nụ cười, ôm ai đó hay giúp đỡ những người có nhu cầu. Thách thức với nhu cầu này là khi chúng ta kết nối với sức mạnh phục vụ chân chính thế giới, chúng ta có thể nhanh chóng quá tải với con người, động vật và địa điểm nơi chúng ta hỗ trợ.

Nhiều người xem trọng việc cống hiến hơn trên những nhu cầu khác, một số khác lại thấy khó khăn khi cống hiến hoặc cho đi. Một trong những cách bộc lộ tốt nhất của nhu cầu này là khi chúng ta cho phép bản thân nhận ra rằng đóng góp không chỉ đến từ những gì chúng ta “làm”, mà đến từ người chúng ta “trở thành” trong từng khoảnh khắc. Khi chúng ta được trao quyển để ĐƯỢC đóng góp theo cách đơn giản nhất, những hành động phát sinh sẽ cân bằng với chúng ta là ai và mang sức mạnh to lớn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI

Ở các giai đoạn khác nhau của cuộc sống và phát triển cá nhân, chúng ta tập trung vào những nhu cầu khác nhau một cách tự nhiên vì nhiều lý do. Đến cuối cùng, việc tạo ra một cuộc sống thành công, hạnh phúc sẽ tạo ra sự cân bằng tích cực giữa tất cả sáu nhu cầu của con người.

Sau đây là một vài câu hỏi để giúp bạn hiểu rõ về cách các nhu cầu này hiện có đang được xuất hiện (hay không) trong cuộc sống của bạn:

  • 6 nhu cầu cơ bản của con người đang thể hiện như thế nào trong cuộc sống của bạn?
  • Nếu bạn xếp hạng 6 nhu cầu theo thứ tự mà bạn đang quan tâm nhất, cái gì sẽ ở đầu danh sách?
  • Bạn cần đáp ứng nhu cầu nào của mình theo cách tích cực?
  • Nhu cầu nào cảm thấy mất cân bằng, quá lệ thuộc hay đang thiếu thốn trong cuộc sống?
  • Có cần nhu cầu thứ 7 hoặc 8 nào bạn muốn thêm vào danh sách không? Làm thế nào bạn thỏa mãn nó?

(Nguồn: sưu tầm)