Khi trí đạt đến mức thấu hiểu được gọi là “Trí tuệ”, khi thân đạt đến mức điêu luyện được gọi là “Thân tuệ” và khi tâm đạt đến mức đam mê, được gọi là “Tâm tuệ”. Khi cùng một thời điểm cả ba cùng đạt được cảnh giới đó, con người trở nên Minh Huệ. Đó là khi tam tài nhất thể, tam tuệ đồng tâm, chúng ta tạo ra được kết quả xuất sắc vượt trội nhất, tạo ra giá trị tuyệt hảo nhất cho cuộc đời.

Mỗi người đều có “tam nguyên” Tâm – Thân – Trí

Theo nhà nghiên cứu, chuyên gia tâm lý Spiderwoman, chúng ta ai cũng từng nghe qua về thân – tâm – trí qua các câu nói, bài viết, diễn giả, hình ảnh và phim truyện. Đây là 3 yếu tố giúp cuộc sống chúng ta trở nên ý nghĩa và ai cũng muốn hội tụ đầy đủ 3 yếu tố này. Thế nhưng, để học được cách cân bằng là điều không hề dễ dàng.

Có người chỉ quan tâm tới học hành, công việc. Có người chỉ cần một cuộc sống an yên, nhẹ nhàng, thư thái, tĩnh tâm. Có người lại đề cao tiêu chuẩn phải có cuộc sống đầy đủ, giàu có về vật chất, hoặc nắm giữ quyền lực nào đó. Người khác lại chỉ cần mong một thân thể khỏe mạnh, bình an. Mỗi người là mỗi cá thể với những mục tiêu khác nhau. Nhưng tin rằng, đa số chúng ta đều mong muốn vươn tới một cái đích nào đó, một sự thành công nhất định nào đó.

Dù bạn đang hướng đến điều gì cũng đều có nghĩa bạn đang muốn tìm đến những giá trị đích thực để tạo lập nên những công trình hiện hữu hoặc các công trình đồ sộ trong tâm thức vô hình.

Để có được sức mạnh thực sự, mỗi người đều phải là một “thể thống nhất” của Tâm – Thân – Trí.

Điểm chung lớn nhất là mọi việc đều chỉ thành khi bạn có đầy đủ các yếu tố về sức mạnh nguồn lực.

Và để có được sức mạnh thực sự, mỗi người đều phải là một “thể thống nhất” của Tâm – Thân – Trí. Hội tụ đủ 3 yếu tố này mới có thể có nguồn lực bền vững theo thời gian.

Tâm là niềm yêu thích, sung sướng và đam mê trong công việc của một người. Tâm cũng là những suy nghĩ tích cực, tươi tắn, hài hòa và cân bằng với từng hoàn cảnh xung quanh, cư xử chuẩn mực để người đối diện có niềm tin và hưng phấn.

Thân là thể hiện sức khỏe, thói quen sống lành mạnh, chế độ ăn uống ngủ nghỉ điều độ, khoa học và có kế hoạch rèn luyện sức khỏe, vận động tập luyện thường xuyên.

Trí là mức độ nhận biết, thấu hiểu của con người trước một công việc hay sự kiện đang diễn ra. Trí lực nếu ngày càng chỉn chu, thông thái hơn, sẽ giúp cho bản thân và người thân, đồng nghiệp, họ hàng, láng giềng cũng như cộng đồng đang sinh hoạt được phát triển một cách nhân văn nhất.

Tâm – Thân – Trí là 3 yếu tố hình thành nên cuộc sống của chúng ta. Thiếu đi 1 trong 3 yếu tố đó đều khiến cuộc sống sinh ra khổ đau, phiền muộn. Nếu Thân thiếu Tâm – Trí là hoang dã. Tâm thiếu Thân – Trí là tha ma. Với muôn người, Tâm nghĩ một đằng nhưng Thân – Trí lại làm một nẻo. Thân khi thiếu khuôn phép thì chẳng coi Tâm – Trí ra gì. Trí chưa đủ trưởng thành thì hay thỏa hiệp hoặc bỏ mặc Thân đi trái ý, xui khiến Tâm đi lệch lạc. Bởi thế, nếu không rèn luyện đủ 3 yếu tố trên sẽ dẫn đến va vấp, thất bại trên đường đời, cuộc sống không được cân bằng, luôn trong tình trạng căng thẳng.

(Nguồn: sưu tầm)