?Quá trình phát tác bệnh mãn tính không phải là đơn giản, nó là biểu hiện của sự thất bại trong quá trình phục hồi của cơ thể. Phục hồi xong lại bị tổn thương, tổn thương rồi lại phục hồi quá trình đó cứ lặp đi lặp lại như vậy. Trong quá trình sửa chữa này, cơ thể sẽ vận động tất cả các nguồn dinh dưỡng vốn có ở các nơi trên cơ thể đến chỗ bị tổn thương để tiến hành phục hồi. Cơ thể người rất kỳ lạ, việc nó thích làm nhất là lấy tường phía đông để sửa cho tường phía tây. Nhưng đến ngày nào đó tường phía đông không còn nguyên liệu thừa nào để lấy nữa, bản chất là có thể điều động dinh dưỡng cũng phải dừng lại vì hết nguyên liệu, mặc dù năng lực phục hồi của anh vẫn rất phong độ bản lĩnh.

?Từ quá trình trên chúng ta thấy rõ bệnh mãn tính không chỉ liên quan đến một bộ phận nào đó trên cơ thể mà nó còn liên quan đến rất nhiều thậm chí là toàn bộ các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Bởi lẽ trong quá trình phát bệnh, cơ thể đã huy động nguồn dinh dưỡng từ khắp mọi nơi. Ví dụ bệnh viêm dạ dày mãn tính, bạn có cho là bệnh chỉ liên quan đến dạ dày thôi không? Viêm dạ dày mãn tính đương nhiên sẽ liên quan đến dạ dày, nhưng nó cũng sẽ lên đới với chức năng gan. Nhóm người nào dễ bị viêm dạ dày? Người hay cáu giận, nóng vội, chấp nhặt hoặc áp lực công việc cao. Người bị viêm dạ dày thường ngủ không ngon, và người ngủ không ngon cũng dễ bị viêm dạ dày. Điều này có nghĩa là bệnh viêm dạ dày cũng có liên quan đến hệ thần kinh. Nếu tìm nữa bạn sẽ thấy rất nhiều tổ chức trong cơ thể có liên quan đến các bệnh mãn tính. Kết luận rằng viêm dạ dày mãn tính không chỉ liên quan đến dạ dày mà đó còn là hệ quả của sự rối loạn chức năng các tổ chức, các hệ trong cơ thể, và chỉ là biểu hiện sự rối loạn chức năng của các tổ chức đó tác động trên 1 bộ phận cơ thể mà thôi.

?Các bệnh mãn tính của người là biểu hiện sự rối loạn chức năng của các tổ chức khác nhau tác động trên 1 bộ phận cơ thể. Cũng có thể nói bệnh mãn tính là vấn đề của các tổ chức, các hệ cơ quan trong cơ thể. Một căn bệnh phát sinh không phải do các rối loạn chức năng của nhiều tổ chức tạo thành mà là do rối loạn chức năng của một tổ chức tạo thành. Và bác sĩ cũng chẳng giải quyết được vấn đề này. Bình thường chúng ta hay gặp phải vấn đề về hệ thống. Hệ thống ở đây nghĩa là khả năng tổng hợp các nhiệm vụ được hoàn thành độc lập của các bộ phận trong cơ thể. Bệnh tật phát sinh cũng với nguyên lý như vậy, đó là hệ thống bị rối loạn chức năng, nếu chỉ nhờ bác sĩ không thôi thì không thể chỉnh lý được sự rối loạn này. Duy nhất một cách có thể phục hồi là để hệ thống tự nó chữa lành. Hơn nữa, khả năng phục hồi của cơ thể hoàn toàn có thể làm được điều này.

?Tại sao bác sĩ không thể giải quyết được vấn đề rồi loạn chức năng của hệ thống? Không phải vì bác sĩ kém mà vì tác dụng của thuốc với cơ thể con người. Ngày nay, y học luôn muốn xen vào các sự việc bên trong hệ thống. Thuốc không có tác dụng lên toàn hệ thống tổ chức cơ quan nhưng lại có tác dụng rất cao lên một điểm tổn thương nhất định trong cơ thể. Thuốc tác dụng trực tiếp lên một vị trí tại một tế bào nào đó trong tổ chức cơ quan cơ thể, ví dụ một enzyme nào đó trong tuyến hạch, hoặc một enzyme nào đó trong màng tế bào, hoặc phân tử nào đó trong tế bào… Phân tử cấu tạo nên tế bào, tế bào cấu tạo nên cơ quan, cơ quan cấu tạo nên hệ thống. Do vậy xét về góc độ phân tử và góc độ hệ thống thì bình diện ảnh hưởng khác nhau rất nhiều. Vốn là vấn đề của hệ thống, còn thuốc lại chỉ có tác dụng lên một điểm nào đó trong hệ thống mà thôi. Hơn nữa các điểm trong 1 hệ thống thậm chí là toàn bộ hệ thống đều rất hỗn loạn, do vậy mà thuốc không thể xử lý được vấn đề rối loạn chức năng của cả hệ thống.? Vấn đề hệ thống nhất định phải giải quyết trên phương diện hệ thống. Chỉ có khả năng phục hồi của cơ thể mới làm được điều này. Ví dụ viêm dạ dày vốn là hậu quả rối loạn chức năng của hơn một hệ thống, nhưng bác sĩ lại chỉ kê đơn thuốc trị mỗi cái dạ dày chứ không cho phương án giải quyết rồi loạn chức năng của cả hệ thống. Do vậy bệnh viêm dạ dày trở thành bệnh rất khó chữa trị. Nếu có chữa thì cũng phải chữa mấy chục năm, chữa cho đến khi bị ung thư dạ dày thì hết thời gian chữa trị viêm dạ dày. Khi chúng ta có hướng giải quyết đúng đắn, tức là chúng ta đã cho cơ thể phát huy khả năng tự phục hồi của nó. Bệnh nhân viêm dạ dày từ lúc bắt đầu điều trị cho đến lúc các triệu chứng lâm sàng không còn nữa vẻn vẹn chỉ mất 2 tuần.

?Cho dù lịch sử phát triển của y học đã lên tới mấy nghìn năm nhưng nhận biết của chúng ta về cơ thể còn rất ít, thậm chí còn có những hiểu biết rất ấu trĩ. Ví dụ, tại sao khi con người lo lắng bất an thì rất dễ bị lở mép? Tại sao khi con người giận dữ lại dễ bị đau răng hoặc sưng lợi? Cơ thể người quả thật vô cùng kỳ diệu. Từ khả năng tự phục hồi của cơ thể ta có thể hiểu được một vài điều trong đó. Kết quả phục hồi tốt nhất là tái tạo lại tế bào đã bị tổn thương hoặc đã chết đi được nguyên vẹn như ban đầu. Nếu như không tái tạo được như ban đầu thì cơ thể sẽ đành phải chuyển sang phương án khác, đó là làm xơ hóa. Dù cho xơ hóa nhưng các cơ quan vẫn cố gắng tự phục hồi để có được hình dạng như ban đầu. Đây là một hiện tượng rất đặc biệt của cơ thể. Phục hồi được xét trên 2 phương diện: một là phục hồi theo tiêu chuẩn của các tổ chức đó chính là nội dung vừa đề cập ở trên, tức là thông qua quá trình phục hồi này các cơ quan bộ phận sẽ được tái tạo trở lại với trạng thái và hình dạng như ban đầu. Hai là phục hồi theo tiêu chuẩn của tế bào. Tế bào cũng là một hệ thống nó cũng có khả năng tự phục hồi. Ví dụ gan nhiễm mỡ tức là lượng mỡ trong tế bào gan bị nhiều quá mức khiến hình thành nên các hạt mỡ. Thông qua quá trình phục hồi có thể làm biến mất các hạt mỡ trong tế bào gan khiến gan trở lại chức năng bình thường. Khả năng phục hồi của tế bào còn thể hiện ở khả năng tái tạo của nó. Thông qua việc tế bào được tái tạo, các chỗ tổn thương trong tổ chức và cơ quan sẽ được phục hồi theo. Do vậy tế bào tái tạo cũng sẽ tham gia vào quá trình phục hồi của tổ chức. Nói tóm lại, mỗi bộ phận trên cơ thể chúng ta phải có hình dạng như thế nào cơ thể là người biết rõ nhất. Bộ phận nào trên cơ thể có bất thường, cơ thể bạn là người biết rõ nhất. Hơn thế nữa cơ thể còn biết điều chỉnh những chỗ bất thường đó trở về trạng thái bình thường. Nhưng để làm được điều đó, bạn phải cung cấp đủ nguyên liệu cho cơ thể, đó chính là chất dinh dưỡng.

(Để tìm hiểu thêm, bạn có thể tìm đọc cuốn sách DINH DƯỠNG HỌC BỊ THẤT TRUYỀN – ĐẨY LÙI BỆNH TẬT của bác sĩ Vương Đào)