Ung thư là một căn bệnh mà nhiều người lo sợ. Đối với số đông, đó là một thực tế đau lòng, cho dù bản thân họ hoặc những người thân yêu của họ mắc phải. Mặc dù chúng tôi không chủ trị ung thư theo các phương pháp enzyme đang ứng dụng, nhưng chúng tôi đã thành công với nhiều bệnh nhân sống sót sau điều trị hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư.

Cơ thể có thể ẩn chứa các tế bào ung thư trong nhiều năm trước khi chúng có triệu chứng và phát hiện được thông qua xét nghiệm hoặc chẩn đoán qua các thiết bị y tế. Đã làm việc với liệu pháp enzyme trong một thời gian dài và chứng kiến ​​những tác dụng phi thường của nó trong việc chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch, chúng tôi tin rằng liệu pháp enzyme có thể đóng một vai trò tích cực trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư cũng như phục hồi và chăm sóc sau điều trị.

Khi chúng tôi khám phá ra cơ sở nghiên cứu để sử dụng cho bệnh ung thư, chúng tôi đã rất ấn tượng về số lượng các nghiên cứu liên quan đến các enzyme. Dữ liệu nghiên cứu này thực sự có thể đóng lại thành một cuốn sách dày. Trong chương này, chúng tôi sẽ chia sẻ những phát hiện quan trọng nhất trong số những phát hiện này và hy vọng sẽ giúp bạn mở rộng tầm mắt về một lợi ích mang tính cách mạng khác của liệu pháp enzyme. Nếu bạn hoặc người thân mắc bệnh ung thư hoặc có nguy cơ mắc bệnh ung thư, thông tin được trình bày ở đây có thể thay đổi cuộc đời bạn.

KHI TẾ BÀO PHÁT TRIỂN NGOÀI SỰ KIỂM SOÁT

Quá trình ung thư bắt đầu khi một số yếu tố mang tính vật lý, môi trường, nhiễm trùng và/hoặc di truyền can thiệp vào quá trình sản xuất tế bào. Các tế bào trở nên dị dạng, và khi chúng nhân lên, chúng sẽ truyền lại sự không hoàn hảo của chúng cho thế hệ tế bào tiếp theo.

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng sự hiện diện của các tế bào ung thư trong cơ thể là khá bình thường. Theo một ước tính, một người khỏe mạnh có thể có từ 100 – 10.000 tế bào dị dạng này trong cơ thể tại bất kỳ thời điểm nào. Miễn là hệ thống miễn dịch có thể loại bỏ hết các tế bào hư hỏng đó hoặc môi trường bên trong cơ thể có thể ngăn chặn sự phát triển của chúng, chúng sẽ không phát triển thành bệnh ung thư.

Thông thường, hầu hết các tế bào ung thư bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch, các enzyme tham gia vào để dọn dẹp loại bỏ các mảnh vỡ của tế bào hư hỏng. Nhưng các yếu tố như khói thuốc lá, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bức xạ, thậm chí tuổi tác có thể phá vỡ chức năng miễn dịch khiến cơ thể không còn khả năng ức chế tế bào ung thư. Khi một số lượng quan trọng trong số chúng thoát khỏi sự kiểm soát của hệ miễn dịch, khả năng của chúng sẽ thay đổi. Một số gắn vào các tế bào bình thường và thực hiện các thay đổi để phù hợp với nhu cầu trao đổi chất của chính chúng.

Về lý thuyết, vì tế bào ung thư trông khác với tế bào bình thường, nên hệ thống miễn dịch vẫn có thể nhận biết và tiêu diệt chúng. Nhưng bằng cách nào đó chúng trở nên thông minh hơn. Nhận ra rằng mình đang bị giám sát, chúng ẩn mình bên trong một lớp fibrin kết dính dày bao bọc. Fibrin che dấu các dấu hiệu đáng ngờ trên tế bào, bao gồm cả các kháng nguyên chấm trên bề mặt của chúng.

Tế bào ung thư phát triển do không có hoặc thiếu các enzyme có khả năng loại bỏ fibrin khỏi các tế bào riêng lẻ. Hoạt động đầy đủ của enzyme sẽ làm lộ ra các kháng nguyên trên bề mặt của chúng để hệ thống miễn dịch có thể phát hiện ra các tế bào dị dạng và tiêu diệt chúng. Tất nhiên, cơ thể càng sản sinh nhiều tế bào ung thư thì càng cần nhiều enzyme để giúp chống lại chúng. Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, việc sản xuất enzyme giảm đi, đó có thể là một lý do khiến nguy cơ ung thư tăng lên theo tuổi tác.

Ngay cả khi lượng enzyme dồi dào, tế bào ung thư vẫn là một nhóm thông minh và ngoan cường. Mục tiêu chính của chúng là bảo toàn bản thân. Một trong những chiến lược để ngăn chặn sự phá hủy của chính chúng là ngăn chặn các enzyme loại bỏ lớp phủ fibrin của chúng. Chúng làm điều này bằng cách giải phóng các yếu tố ngăn chặn hoạt động giống như một tấm biển lớn có dấu dừng lại, để cản trở các enzyme và ức chế hệ thống miễn dịch.

Để gây nhầm lẫn thêm cho hệ thống miễn dịch, các tế bào ung thư có thể loại bỏ các kháng nguyên của chúng để đánh lạc hướng. Hệ thống miễn dịch gửi ra các kháng thể để truy lùng các protein vô hại này, nghĩ rằng chúng là những kẻ gây rối. Trong khi đó, các kháng nguyên mới hình thành trên các tế bào ung thư mà vẫn không bị tổn thương.

Khi các kháng thể gắn vào các kháng nguyên bị bong tróc, chúng tạo thành các phức hợp miễn dịch tuần hoàn (CIC). Sự dư thừa của các phức hợp miễn dịch này cũng cản trở chức năng miễn dịch, đặc biệt là các tế bào miễn dịch quan trọng được gọi là đại thực bào và tế bào tiêu diệt tự nhiên. Với hệ thống miễn dịch bị rối loạn, các tế bào ung thư có thể tấn công và nhân lên nhanh chóng.

Loại bỏ các CIC là điều quan trọng không chỉ để ngăn ngừa ung thư mà còn để điều trị bệnh khi nó đã tự hình thành. Trong trường hợp không có CIC, hệ thống miễn dịch có thể tiếp tục sứ mệnh tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Ở những bệnh nhân ung thư, việc nhắm vào các phức hợp miễn dịch đã dẫn đến chứng thèm ăn, tăng cân và tăng cường sức sống.

Liệu pháp enzyme giúp ngăn cản sự hình thành của CIC. Nó cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư xâm lấn và giảm sự di căn (sự lây lan của ung thư từ vị trí ban đầu sang các mô khác). Như bạn sẽ thấy, điều này chỉ là một phần nhỏ của cách các enzyme có thể hỗ trợ cuộc chiến chống lại bệnh ung thư.

UNG THƯ VÀ ENZYME: MỘT LỊCH SỬ LÂU DÀI

Hơn một thế kỷ trước, nhà phôi học người Anh, Bác sĩ John Beard, đã bắt đầu điều trị cho những bệnh nhân ung thư được coi là không thể chữa khỏi, bằng một phương pháp duy nhất liên quan đến hệ thống hoặc phân giải protein, chính là các enzyme. Công việc của ông đã bị lãng quên bởi những người nghiên cứu và sử dụng các liệu pháp điều trị ung thư thông thường, nhưng nó là trọng tâm của y học bổ sung và thay thế.

Trong giai đoạn đầu nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Beard đã nhận ra sự tương đồng giữa các tế bào gọi là nguyên bào nuôi (trophoblast), xuất hiện sớm trong thai kỳ và tế bào ung thư – một điểm tương đồng mà ông đã xác nhận qua nghiên cứu sau đó. Các nguyên bào nuôi ăn vào niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho quá trình mang thai. Chúng ngừng lại khoảng 6 tuần của giai đoạn thai kỳ, khi tuyến tụy của thai nhi bắt đầu hoạt động. Nếu không, các tế bào sẽ phá hủy tính toàn vẹn của niêm mạc tử cung, gây hại cho cả mẹ và thai nhi đang phát triển.

Bởi vì sự hoạt hóa của tuyến tụy dường như làm gián đoạn hoạt động như ung thư của các nguyên bào nuôi, Tiến sĩ Beard nghi ngờ có mối liên hệ giữa một số loại suy tuyến tụy và ung thư. Cụ thể, ông đề xuất rằng khi tuyến tụy không sản xuất đủ các enzyme phân giải protein, nó có thể dẫn đến quá trình tăng trưởng mất kiểm soát, như trường hợp ung thư.

Để kiểm tra lý thuyết của mình, Tiến sĩ, Beard đã thu nhận các enzyme từ chiết xuất dịch tụy đã lọc của lợn và cừu non. Ông sử dụng các động vật non với niềm tin rằng chúng sẽ có các enzyme mạnh nhất vì chúng vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng. Ông đã tiêm chất lỏng enzyme này vào tĩnh mạch hoặc mông của những bệnh nhân ung thư của mình. Khi có thể, ông cũng tiêm trực tiếp nó vào các khối u.

Đáng chú ý, các enzyme phân giải protein bắt đầu tiêu diệt các tế bào ung thư khỏi cơ thể. Tiến sĩ Beard đã ghi lại cách các khối u biến mất khi có mặt các enzyme, cách các enzyme ức chế sự phát triển của ung thư và số lượng bệnh nhân sống được lâu hơn dự đoán của họ như thế nào.

Qua nhiều năm nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Beard đã thu thập đủ dữ liệu để kết luận rằng ung thư xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ số lượng enzyme phân giải protein. Theo lời kể của ông, ung thư bắt đầu khi xảy ra một số kích thích – ví dụ như chấn thương, tác dụng phụ của thuốc hoặc độc tố môi trường – khiến các nguyên bào nuôi còn sót lại sau quá trình phát triển phôi để nhân bản. Các enzyme phân giải protein chịu trách nhiệm tiêu hóa các tế bào này ngay khi chúng hoạt động, vì vậy khi enzyme hoạt động yếu, các tế bào có thể nhân lên mà không bị kiểm soát. Kết quả là gây ra ung thư – sự phát triển nhanh chóng, không kiểm soát của các tế bào.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Beard đã tạo ra khoảng 40 phòng khám ở London, tất cả đều sử dụng các enzyme phân giải protein tươi để điều trị ung thư. Tuy nhiên, phần lớn công việc của ông đã bị các đồng nghiệp từ chối. Một phần của vấn đề là không ai có thể lặp lại các kết quả của ông một cách nhất quán- một thất bại mà ông cho là do sử dụng các enzyme bán sẵn trên thị trường, có chất lượng không tương xứng và với liều lượng không đầy đủ.

Cùng khoảng thời gian đó, Marie Curie ủng hộ x-quang như một liệu pháp điều trị ung thư tốt hơn vì nó quá “an toàn và hiệu quả”. Dần dần, sự quan tâm đến những ý tưởng của Tiến sĩ Beard mất dần. Ông qua đời vào năm 1924, thật đáng tiếc!

Sau đó, vào đầu những năm 1940, Ernst T. Krebs Jr., một sinh viên tốt nghiệp khoa giải phẫu của Trường Y khoa thuộc Đại học California (San Francisco), bắt đầu diễn giải lại các bài viết của Tiến sĩ Beard. Năm 1946, ông đăng một bức thư trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, trong đó ông mô tả lý thuyết của mình về bệnh ung thư và nguyên bào nuôi. Dựa trên dữ liệu của mình, ông kết luận rằng nguyên bào nuôi là một tế bào ác tính.

Sau đó, Krebs chuyển trọng tâm nghiên cứu của mình sang vai trò của vitamin trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư, một trong những khám phá đáng chú ý nhất của ông là vitamin B17, một loại glucose có chứa xyanua mà ông chiết xuất từ ​​quả mơ. B17 còn được gọi là amygdalin hoặc Laetrile. Cuối cùng, Laetrile nổi lên như một phương pháp điều trị ung thư gây tranh cãi.

Sự ra đời của Liệu pháp Enzyme Hệ thống

Vào những năm 1930, dựa trên công trình tiên phong của Krebs, bác sĩ người Áo, Tiến sĩ Ernst Freund đã hợp tác với Tiến sĩ Benjamin Kaminer trong một bài báo có tên “Cơ sở sinh hóa của việc xử lý ung thư biểu mô”. Trong nghiên cứu của mình, họ đã quan sát thấy rằng các tế bào ung thư trong các ống nghiệm bị phân giải khi máu từ những người hiến tặng khỏe mạnh được thêm vào các tế bào. Họ suy đoán rằng một thứ gì đó trong máu phải chống lại bệnh ung thư và máu của bệnh nhân ung thư hoặc thiếu chất này hoặc chứa một số loại “yếu tố ngăn chặn miễn dịch”. Khi Tiến sĩ Freund hợp tác với một đồng nghiệp khác, là Tiến sĩ Max Wolf, cả hai phát hiện ra rằng họ có thể loại bỏ yếu tố ngăn chặn miễn dịch khỏi máu bằng cách bổ sung một lượng rất nhỏ chymotrypsin, một loại enzyme tiêu hóa có tác dụng phân giải protein. Từ những phát hiện này, Tiến sĩ Wolf đã xem xét lại lý thuyết của Tiến sĩ Beard về các enzyme phân giải protein, từ đó thúc đẩy ông nghiên cứu hiệu quả của các enzyme thực vật và động vật khác nhau trong việc điều trị ung thư.

Từ nghiên cứu này, Tiến sĩ Wolf đã đi tiên phong trong lĩnh vực mà ông gọi là liệu pháp enzyme hệ thống. Sau khi Tiến sĩ Wolf qua đời, Tiến sĩ Karl Ransberger, một nhà sinh học phân tử người Đức, đã tiếp tục sửa đổi và tinh chỉnh các khái niệm của Tiến sĩ Wolf thành một quy trình enzyme được coi trọng.

Trong khi đó, tại Viện Nghiên cứu Ung thư Áo thuộc Đại học Vienna, Bác sĩ Heinrich Wrba và các đồng nghiệp của ông cũng đã nghiên cứu vai trò của các enzyme hệ thống qua đường uống trong việc phá vỡ quá trình ung thư. Phát hiện của họ ủng hộ việc sử dụng các enzyme như một liệu pháp bổ sung kết hợp với điều trị ung thư thông thường. Dữ liệu lâm sàng chứng minh hiệu quả của liệu pháp enzyme hệ thống đối với các loại ung thư, trong đó có bệnh bạch cầu; u lympho tế bào T; u ác tính; và ung thư phổi, thanh quản, tuyến tụy, dạ dày, ruột kết, vú, cổ tử cung, tử cung, bàng quang, tinh hoàn và tuyến tiền liệt.

Enzyme hệ thống không chỉ cải thiện các dấu hiệu ung thư quan trọng, chúng còn tăng cường tuổi thọ và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư. Chúng dường như làm gián đoạn quá trình ung thư bằng cách tước bỏ lớp phủ fibrin bảo vệ khỏi tế bào ung thư và bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch. Chúng cũng có thể giúp loại bỏ các CIC ức chế chức năng miễn dịch.

Theo Tiến sĩ Wrba, vào đầu thế kỷ 20, Paul Ehrlich, bác sĩ và nhà khoa học người Đức đã đưa ra giả thuyết rằng sự phát triển của ung thư phụ thuộc vào kết quả của cuộc chiến giữa các tế bào khối u và hệ thống miễn dịch. “Việc nhận dạng các tế bào khối u bởi hệ thống miễn dịch là một quá trình đấu tranh rất khó khan”, Tiến sĩ Wrba lưu ý: “Không nên quên rằng các tế bào khối u chỉ khác biệt không đáng kể so với các tế bào khỏe mạnh… Bất chấp những khó khăn này và theo khả năng tự nhiên vốn có, hệ thống miễn dịch khỏe mạnh vẫn có thể nhận biết và tiêu diệt phần lớn các tế bào dị dạng hoặc tế bào đáng ngờ”.

Báo cáo thuyết phục từ nghiên cứu lâm sàng

Một nhân vật khác cùng thời với Tiến sĩ Beard, là Tiến sĩ Nicolas James Gonzalez, một bác sĩ ở Thành phố New York, đã có những đóng góp phi thường trong việc nâng cao hiểu biết của chúng ta về cách các enzyme hệ thống có thể giúp kiểm soát các khối u ác tính và các bệnh di căn. Vào năm 1993, Tiến sĩ Gonzalez đã trình bày các trường hợp từ thực hành của chính mình cho một phiên họp của Viện Ung thư Quốc gia (NCI). Sau phần trình bày, phó giám đốc NCI đề nghị Tiến sĩ Gonzalez theo đuổi một nghiên cứu thí điểm về chương trình điều trị của ông.

Vì ung thư tuyến tụy có tính chất đặc biệt nguy hiểm và tiên lượng xấu nên nó đã trở thành trọng tâm trong nghiên cứu của Tiến sĩ Gonzalez. Ông đã nhận được tài trợ của Nestlé Corporation, tổ chức trao giải cho những nhà nghiên cứu sáng tạo vĩ đại trong các vấn đề dinh dưỡng. NCI đã xem xét lại quy trình và Tiến sĩ Gonzalez đã ghi danh những bệnh nhân ốm yếu nhất tham gia thí nghiệm.

Chương trình điều trị của Tiến sĩ Gonzalez có ba thành phần cơ bản: chế độ ăn uống, chất bổ sung (vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng và chất chống oxy hóa) và giải độc. Ông cũng kê đơn liều lượng lớn các enzyme tuyến tụy, những chất chống ung thư chính. Bệnh nhân của ông uống 60 – 70 viên enzyme tuyến tụy trong ngày, ông cho rằng tác dụng chống ung thư của chương trình của mình là do các enzyme.

Để nghiên cứu sâu hơn về tiềm năng của liệu pháp enzyme hệ thống trong việc kiểm soát ung thư, Tiến sĩ Gonzalez đã dành thời gian với Tiến sĩ nha khoa William Kelly ở Bang Washington, người đã phát triển một phương pháp dinh dưỡng tích cực để điều trị nhiều loại ung thư nghiêm trọng.

Tiến sĩ Kelly cũng xây dựng dựa trên công trình của Tiến sĩ Beard, sử dụng liều lượng lớn các enzyme tuyến tụy làm nền tảng cho phác đồ của ông. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hoặc giai đoạn cuối vẫn sống thêm được 5 – 10 và thậm chí 15 năm sau đó. Tiến sĩ, Gonzales đã có thể đánh giá một cách có hệ thống về chương trình của Tiến sĩ Kelly, sau đó đưa nó vào thử nghiệm lâm sàng.

Thời gian sống sót trung bình của những người bị ung thư tuyến tụy là 4 – 5 tháng sau khi chẩn đoán. Trong số 11 bệnh nhân trong nghiên cứu thí điểm của Tiến sĩ Gonzalez, 5 người sống được 2 năm và 4 người sống được 3 năm. Dựa trên những phát hiện này, NCI đã quyết định tài trợ cho một thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược quy mô lớn sẽ so sánh trực tiếp phác đồ điều trị của Tiến sĩ Gonzalez với hóa trị. Thử nghiệm được tiến hành tại Đại học Columbia ở Thành phố New York, với kết quả được công bố vào năm 2009.

CÁCH ENZYME HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG

Cách đây không lâu, một phụ nữ đã đến Phòng khám/Viện ECM để tìm hiểu liệu liệu pháp enzyme có thể giúp cải thiện năng lượng và sức chịu đựng của cô ấy hay không. Cô đã được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu 2 năm trước đó; sau khi bắt đầu hóa trị, cô ấy nhận thấy sự sụt giảm cả về mức năng lượng và khả năng miễn dịch chống lại cảm lạnh và cúm. Khi cô ấy hỏi bác sĩ nội khoa của mình về điều này, bác sĩ đề nghị một loại vitamin B và một loại vitamin tổng hợp (loại mà người phụ nữ này đã sử dụng thường xuyên). Bác sĩ tiếp tục nói rằng việc tăng cường hệ thống miễn dịch không liên quan gì đến việc điều trị hoặc ngăn ngừa ung thư.

Ngược lại, một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là điều tối quan trọng để chống lại bệnh ung thư. Nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh ngay từ đầu.

Với sự trợ giúp của các enzyme, hệ thống miễn dịch có hiệu quả hơn trong việc phát hiện và tiêu diệt các tế bào dị dạng, được đo bằng số lượng tế bào miễn dịch trong máu và dịch bạch huyết, và trong khu vực của khối u. Hơn nữa, tiêm enzyme trực tiếp vào các khối u sẽ làm chúng tan rã hoàn toàn. Ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu enzyme châu Âu ủng hộ quy trình này như một biện pháp thay thế cho phẫu thuật, cách mà có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Một số cũng sử dụng thụt tháo enzyme. Theo các bác sĩ lâm sàng này, những bệnh nhân ung thư sử dụng enzyme sẽ lấy lại cân nặng và cảm giác thèm ăn, không còn bị trầm cảm và cảm thấy khỏe khoắn hơn đáng kể cả về thể chất và tâm lý.

Khi bệnh nhân ung thư yêu cầu hóa trị hoặc xạ trị, dùng enzyme kết hợp với các phương pháp điều trị thông thường này có thể tăng cường chức năng miễn dịch đồng thời giảm tác dụng phụ của hóa chất. Enzyme cũng có đặc tính giảm đau rất mạnh. Khi bệnh nhân của bác sĩ Ellen bắt đầu điều trị bằng enzyme, cô ấy bắt đầu thực hiện các đợt điều trị còn lại của mình với rất ít ngày làm phải nghỉ việc. Như một phần thưởng, cô ấy ít bị cảm lạnh hơn và cô ấy cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn trong ngày.

Dữ liệu lâm sàng chứng minh rằng các enzyme hệ thống có thể giảm thiểu các tác dụng phụ nghiêm trọng của bức xạ và thuốc hóa trị. Đây là một mẫu điển hình nghiên cứu cho đến nay.

  • Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của các enzyme trong việc ngăn ngừa tác dụng phụ ở những bệnh nhân được xạ trị ung thư đầu hoặc cổ. Với việc bổ sung liệu pháp enzyme, bệnh nhân đã có thể dung nạp điều trị tốt hơn; tác dụng phụ của xạ trị ít nghiêm trọng hơn và không xảy ra ngay sau khi điều trị.
  • Trong một nghiên cứu khác liên quan đến những bệnh nhân được xạ trị ung thư đầu hoặc cổ, các chất bổ sung enzyme đường uống cho thấy đặc tính chống viêm và chống sưng tấy rất mạnh mẽ. Chúng cũng làm giảm tác dụng phụ của việc điều trị đồng thời kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
  • Khi các nhà nghiên cứu điều trị bằng enzyme đường uống cho những phụ nữ bị ung thư cổ tử cung tiến triển tại chỗ, các enzyme này đã làm giảm đáng kể các tác dụng phụ của xạ trị. Chúng bao gồm dày da, sưng tấy bên dưới da, suy giảm các hạch bạch huyết và kích ứng trên màng nhầy của âm đạo.
  • Trong một nghiên cứu của Đức, những bệnh nhân bị ung thư phần phụ mà được điều trị kết hợp liệu pháp enzyme với xạ trị thì có các đợt tác dụng phụ ngắn hơn những người không dùng enzyme.

Trong số các bác sĩ chuyên khoa ung thư, sự thông thái thịnh hành dường như ủng hộ quá trình tích cực tăng cường hệ thống miễn dịch sau khi hóa trị hoặc xạ trị. Tuy nhiên, họ hiếm khi đưa ra lời khuyên có giải thích cặn kẽ cách xây dựng lại chức năng miễn dịch, nghĩa là bệnh nhân phải tự xoay sở. Vấn đề này là quá quan trọng nên không thể để chỉ dựa vào may mắn tình cờ, vì tế bào ung thư có thể tồn tại ngay cả sau khi điều trị xong – đó là lý do tại sao tình trạng ung thư tái phát rất phổ biến. Nếu ung thư lan rộng hoặc di căn, nó có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Hầu hết các ca tử vong do ung thư xảy ra không phải do khối u nguyên phát mà do di căn.

Bên cạnh việc làm suy yếu hệ thống miễn dịch, hóa trị và xạ trị có thể gây ra tổn thương gốc tự do, một yếu tố nguy cơ khác gây tái phát ung thư. Giảm thiểu các gốc tự do bắt đầu bằng chế độ ăn uống thực phẩm thô hữu cơ và nước trái cây, bổ sung các chất dinh dưỡng và enzyme chống oxy hóa, đồng thời hạn chế tiếp xúc với các chất độc từ môi trường. Enzyme hệ thống giúp hạn chế hơn nữa sự sản sinh và phát triển của tế bào ung thư. Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe châu Âu khuyên rằng nên dùng các enzyme hệ thống thường xuyên để ngăn ngừa di căn.

Nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng tình trạng viêm có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm quá trình di căn. Nhiều bệnh ung thư phát sinh tại các vị trí bị viêm mãn tính, kích ứng và nhiễm trùng. Một số đáng kể các bằng chứng ủng hộ giả thuyết rằng tình trạng viêm mãn tính có thể dẫn đến ung thư, điều này có thể được chứng minh bằng mối liên hệ giữa bệnh viêm ruột và tăng nguy cơ ung thư ruột kết.

Tình trạng viêm cũng góp phần vào sự tiến triển của khối u. Môi trường bên trong khối u rất quan trọng đối với sự phát triển của ung thư (một quá trình được gọi là chất sinh ung thư) cũng như sự tồn tại và di căn của khối u. Các tế bào viêm quyết định phần lớn môi trường này.

Những hiểu biết này đang thúc đẩy các phương pháp tiếp cận mới để chống lại bệnh ung thư nhắm vào chứng viêm. Ví dụ, vì khả năng di căn nhiều hơn khi có các tình trạng viêm nhiễm, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem liệu thuốc chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư hay không. Tương tự như vậy, một chế độ ăn uống lành mạnh và chức năng tiêu hóa tốt có thể giúp chống lại chứng viêm bằng cách khuyến khích sản xuất cytokine, các protein nhỏ điều chỉnh quá trình viêm.

Tất nhiên, các enzyme có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm viêm. Chúng không chỉ thúc đẩy tiêu hóa tối ưu và làm chấm dứt tình trạng nhạy cảm với thức ăn, góp phần vào phản ứng viêm, chúng còn khôi phục khả năng chữa lành bẩm sinh của cơ thể và trẻ hóa các tế bào và mô. Khi chúng ta tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa viêm và ung thư, các enzyme chắc chắn sẽ thể hiện rõ nét trong cách chúng ta giải quyết cả hai vấn đề này.

CÁC CẢI TIẾN CÓ MỤC TIÊU TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

Có một số nghiên cứu thuyết phục nhất liên quan đến liệu pháp enzyme tập trung vào các loại ung thư cụ thể. Mặc dù những phát hiện này cần được nghiên cứu thêm, nhưng chúng hứa hẹn rất nhiều đối với những bệnh nhân đang chiến đấu với những căn bệnh ung thư này.

Ung thư ruột kết. Ung thư ruột kết có sự khác biệt rõ ràng là bệnh ung thư phổ biến thứ ba ở Mỹ và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư. Trong năm 2003, các chuyên gia dự đoán rằng khoảng 131.600 người Mỹ sẽ phát triển bệnh ung thư ruột kết và hơn 50.000 người sẽ chết vì căn bệnh này. 80 – 90 triệu người khác – khoảng 25% dân số Mỹ – có nguy cơ mắc căn bệnh này do tuổi tác hoặc các yếu tố khác. Khi các nhà nghiên cứu sử dụng các enzyme hệ thống để điều trị ung thư ruột kết, họ đã ghi nhận sự giảm đáng kể các triệu chứng liên quan đến bệnh. Các tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị cũng giảm dần. Trong số những bệnh nhân bị ung thư ruột kết Dukes D, liên quan đến sự di căn của ung thư đến các cơ quan như gan, các nhà nghiên cứu nhận thấy xu hướng thời gian kéo dài sự sống được lâu hơn ở những bệnh nhân có dùng enzyme hệ thống. Điều này rất quan trọng vì chỉ có 5% những người mắc loại ung thư này sống được thêm 5 năm sau khi được chẩn đoán. Liệu pháp enzyme bổ trợ cũng xuất hiện để giảm thiểu di căn và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ung thư hắc tố da. Khi các nhà nghiên cứu sử dụng các enzyme hệ thống cho những con chuột bị ung thư hắc tố, các enzyme này đã ức chế tăng trưởng khối u nguyên phát và giảm số lượng khối u tái phát. Có lẽ đáng lưu ý nhất, tỷ lệ di căn giảm ở khu vực khối u nguyên phát cũng như các khu vực khác. Vì nghiên cứu này liên quan đến động vật trong phòng thí nghiệm, các thử nghiệm trên người sẽ là cần thiết để đánh giá và xác nhận thêm các phát hiện khác.

Phù bạch huyết. Mặc dù nó không phải là một loại ung thư, nhưng phù bạch huyết (sưng quá mức) thường xuất hiện ở cánh tay của những phụ nữ đã cắt bỏ vú và xạ trị vì ung thư vú. Tình trạng sưng tấy này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chị em kể cả về thể chất và tâm lý. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng họ có thể ngăn ngừa phù bạch huyết bằng cách sử dụng các enzyme, bắt đầu ngay sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị.

Giờ đây tôi hay đề xuất một loại enzyme protease hệ thống cho tất cả các bệnh nhân ung thư của tôi và tôi tăng liều lượng cho những người bị ung thư vú để phòng ngừa sự xuất hiện của phù bạch huyết.

LỢI ÍCH CHỐNG UNG THƯ CỦA ENZYME

Trong suốt chương này, chúng tôi đã khám phá vô số cách mà liệu pháp enzyme hệ thống có thể làm chậm, ngăn chặn và thậm chí có thể đảo ngược quá trình ung thư. Trước khi thảo luận về các khuyến nghị cụ thể về enzyme, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn các enzyme chính và khả năng chống ung thư của chúng.

Papain, trypsin và chymotrypsin. Nhiều thử nghiệm lâm sàng liên quan đến các enzyme hệ thống đã sử dụng một sản phẩm kết hợp papain, trypsin và chymotrypsin. Theo một đánh giá y tế của Thụy Sĩ, sản phẩm này có thể giảm thiểu tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị. Một số bằng chứng cho thấy nó cũng có thể kéo dài thời gian sống của bệnh nhân khi bị một số loại khối u. Lợi ích của nó dường như một phần đến từ khả năng hạn chế số lượng các chất trung gian miễn dịch, các tế bào miễn dịch chuyên biệt, không thể thiếu trong quá trình viêm.

Bromelain. Các nghiên cứu về bromelain, một chiết xuất từ ​​dứa, cho thấy rằng enzyme này có đặc tính chống viêm. Kết quả từ nghiên cứu tiền lâm sàng và dược lý xác nhận việc sử dụng bromelain đường uống như một liệu pháp điều trị ung thư bổ sung. Trong các thử nghiệm liên quan đến động vật thí nghiệm, enzyme đã chứng minh khả năng ngăn chặn sự di căn và dường như ức chế sự phát triển của các tế bào khối u. Các thử nghiệm trên con người đang diễn ra.

Các enzyme nấm. Tại Nhật Bản, các bác sĩ không chỉ tư vấn cho bệnh nhân về phương pháp phẫu thuật thông thường, hóa trị và xạ trị mà còn cả liệu pháp dinh dưỡng. Đối với họ, cũng như ở hầu hết các nền văn hóa châu Á, việc sử dụng các loại nấm như nấm hương, linh chi, nấm maitake và enoki để tăng cường chức năng miễn dịch là thông lệ tiêu chuẩn. Nấm có chứa một số enzyme có thể làm chậm sự phát triển của các khối u xâm lấn.

(Lược dịch từ cuốn sách “Phép Lạ Vi Mô – Khám phá Sức mạnh Chữa lành của Enzyme” của Bác sĩ Ellen W. Cutler)